Vụ trưởng Giáo dục tiểu học: 'Bỏ chấm điểm vì lợi ích của học sinh'

Vụ trưởng giáo dục tiểu học
Phạm Ngọc Định
"Chấm điểm gây nhiều áp lực cho học sinh và phụ huynh. Đã có trường hợp học sinh tự tử vì điểm mà báo chí đăng. Dù là một hay hai trường hợp cũng cần phải suy nghĩ", Vụ trưởng Giáo dục tiểu học Phạm Ngọc Định chia sẻ với báo chí.

- Qua một tuần triển khai Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học, trong đó đánh giá thường xuyên không dùng điểm số, Bộ đã tiếp nhận những phản ánh gì?
- Để triển khai Thông tư 30, Bộ GD&ĐT đã tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán tất cả các tỉnh trên cả nước. Các Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn tới từng giáo viên đứng lớp và thành lập tổ công tác đến các trường tiểu học để hỗ trợ. Theo báo cáo các Sở tại đợt tập huấn, tuyệt đại đa số thầy cô giáo được thực hành và giải đáp để hiểu rõ quan điểm đánh giá của thông tư. Đó là tính nhân văn trong đánh giá, sự tiếp cận với xu thế đánh giá hiện đại. Bên cạnh đó, các thầy cô cũng hiểu được đánh giá thường xuyên thực ra là việc bình thường giáo viên vẫn làm trong quá trình dạy học, vấn đề chỉ là bây giờ làm bài bản, làm tốt hơn. 
Qua một tuần triển khai, có giáo viên nói: "Em nghĩ rằng không có gì to tát so với trước đây, chỉ có hồ sơ giáo viên bộ môn hơi nhiều. Nhưng thực chất của việc này là chuyển từ sổ điểm cá nhân hay sổ nhật ký cá nhân sang sổ theo dõi chất lượng".
Về đánh giá thường xuyên không dùng điểm số, có giáo viên băn khoăn là những thầy cô dạy các môn chuyên biệt như âm nhạc, mỹ thuật, thể dục sẽ phải viết nhận xét nhiều, mất thời gian. Còn một số khác thì băn khoăn về nhận thức, chưa muốn đổi mới về đánh giá. Một bộ phận nhỏ giáo viên làm đối phó, sợ kiểm tra nên nghĩ ra việc khắc dấu gỗ để đóng cho tiện…
- Là người đề xuất việc này, quan điểm của ông như thế nào về những phản ánh trên?
- Các băn khoăn này đã được cán bộ quản lý cấp Sở giải thích và chỉ đạo. Chúng tôi xin chia sẻ để các thầy cô hiểu, khái niệm "đánh giá" cũ chỉ quy định đánh giá kết quả cuối cùng mà học sinh đạt được trong từng giai đoạn nên tác dụng giúp đỡ học trò rất hạn chế. Thông tư 30 mới coi trọng đánh giá ngay trong quá trình học tập, biết được học sinh đạt kết quả bằng cách nào, vận dụng kết quả đó ra sao. Từ đó giáo viên tư vấn, hướng dẫn để học sinh hoàn thành nội dung học tập và có phương pháp học tốt hơn.
Như vậy, khái niệm "đánh giá" theo thông tư mới có nhiều nội dung hơn so với thông tư cũ, đặc biệt là việc yêu cầu giáo viên phải giúp đỡ kịp thời để học sinh đạt được chất lượng giáo dục tốt hơn, hướng dẫn các em biết tự đánh giá mình và nhận xét, góp ý bạn, khuyến khích phụ huynh tham gia đánh giá học sinh.
Thực ra, trước đây đã quy định giáo viên phải nhận xét đánh giá thường xuyên học sinh, nhưng do ta chưa làm hết trách nhiệm công việc này nên ta tưởng đây là việc mới phải làm.
- Vậy cách đánh giá mà Bộ Giáo dục kỳ vọng là như thế nào, thưa ông?
- Để đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, giáo viên cần vận dụng linh hoạt, có thể bằng "lời nói" hoặc là “viết”. Điều quan trọng là thầy cô phải dựa vào mục tiêu nội dung bài học, đối chiếu sản phẩm đạt được của học sinh với yêu cầu của hoạt động, với chuẩn kiến thức, kỹ năng; xem xét cả đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh… của học sinh để có nhận xét xác đáng, kịp thời, làm sao khích lệ, tạo hứng thú học tập cho các các em. Đồng thời, giáo viên tư vấn, hướng dẫn các em biết được những hạn chế và biết tự mình khắc phục.
Việc viết nhận xét cũng vận dụng linh hoạt như viết vào vở hoặc phiếu học tập, hoặc bài kiểm tra của học sinh sao cho thuận tiện để giáo viên phối hợp với học sinh và phụ huynh cùng đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng đến sự tiến bộ. Sổ theo dõi chất lượng giáo dục sẽ thay thế sổ ghi điểm trước đây và cũng được coi như sổ nhật ký về đánh giá học sinh. Sổ này chỉ dành cho giáo viên ghi nhận xét, theo dõi giúp đỡ học sinh. 
Thông tư 30 yêu cầu học sinh nào cũng được quan tâm đánh giá, tuy nhiên thầy cô chỉ cần ghi những điểm nổi bật, hoặc những điều cần thiết về học sinh để theo dõi và có biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời. Không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hằng tháng. Giáo viên hiểu đúng quy định như vậy sẽ không còn thấy việc ghi nhận xét nặng nề quá tải, đương nhiên sẽ mất thêm thời gian so với trước đây. 
Theo cách đánh giá của Thông tư 30, một giáo viên dù dạy một hay nhiều môn, có thể chỉ cần thiết kế một cuốn sổ (sổ bằng giấy hoặc sổ điện tử) theo dõi chất lượng giáo dục, do giáo viên quản lý sử dụng. Sổ này có thể để tại lớp học hoặc tại trường, hoặc mang về nhà, không yêu cầu mỗi giáo viên phải thực hiện một số sổ sách quá lớn.
Mẫu sổ theo dõi chất lượng giáo dục do Bộ hướng dẫn chỉ là gợi ý, không bắt buộc giáo viên phải thực hiện theo mẫu đó. Mặt khác, giáo viên có thể dùng sổ điện tử thay cho sổ bằng giấy. 
- Việc bỏ chấm điểm thường xuyên xuất phát từ những lý do nào? 
- Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không chấm điểm là xuất phát từ thực tiễn. Trước khi triển khai Thông tư 30, việc đánh giá thường xuyên chưa khuyến khích, chưa tạo cơ hội để giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều học sinh, phụ huynh chịu áp lực về điểm số, chưa khuyến khích học sinh tự tin học tập, đặc biệt là những em gặp khó khăn. Nhiều em còn học vì điểm số, chưa ý thức học và chưa hiểu học là để phát triển năng lực, phẩm chất cho chính mình… Đã có trường hợp học sinh tự tử về điểm mà báo chí đăng, dù là một hay hai trường hợp cũng cần phải suy nghĩ.
Thứ hai, triển khai Thông tư 30 là một trong những việc góp phần thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, yêu cầu phải đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử để nâng cao chất lượng giáo dục.
Thứ ba, đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không chấm điểm là tiếp cận với xu thế hiện đại của các nước phát triển. Khi thực hiện đánh giá thường xuyên đối với học sinh tiểu học, nhiều nước trên thế giới đã không dùng điểm số. Có thể xem báo cáo gần đây của các nước OECD về việc đánh giá học sinh để thấy được rõ điều này. Học sinh tiểu học của Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Bắc Ai-Len… không nhận được điểm số trong đánh giá thường xuyên trên lớp từ giáo viên. Thay vào đó các em nhận được phản hồi từ giáo viên về sản phẩm học tập, biện pháp để các em vượt qua khó khăn. Tại các nước như Anh, Mỹ cũng vậy, rất nhiều học sinh Việt Nam đã trải nghiệm cách đánh giá của giáo viên nước bản địa (trong đó có tôi). Một câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại làm như vậy? Họ làm có dựa trên cơ sở khoa học nào không?
Trong bài viết The case against grades trên tạp chí Educational Leadership(11/2011), tác giả Alfie Kohn đã đi đến kết luận từ việc tổng kết rất nhiều nghiên cứu về vấn đề cho điểm trên thế giới: Điểm số có xu hướng làm mất đi sự quan tâm của học sinh vào những gì các em học. Điểm số tạo nên việc thích chọn những nhiệm vụ học tập dễ hơn có thể; và điểm số có khuynh hướng làm giảm đi chất lượng (quality) suy nghĩ của học sinh.
- Với những vướng mắc trong việc triển khai thông tư 30, Bộ có định hướng như thế nào?
Những vướng mắc nêu trên hầu hết là do chưa hiểu đúng, chưa quyết tâm làm, chưa biết cách làm, chứ không phải về quan điểm, đường lối chưa đúng. Vì vậy, chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục truyền thông, giải thích, hướng dẫn các địa phương, chỉ đạo, giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên về kỹ thuật để họ có thể hiểu đúng và làm tốt việc đánh giá học sinh theo tinh thần của Thông tư 30. Việc đổi mới đánh giá sẽ thường xuyên được trao đổi trên mạng: tieuhoc.moet.gov.vn. Bộ GD&ĐT chỉ đạo việc thực hiện hồ sơ sổ sách hợp lý, nếu làm để đối phó, hình thức thì kiên quyết bỏ, việc nào làm thực chất có lợi cho học sinh thì tiếp tục làm.
Hoàng Thùy thực hiện

Cẩm nang vàng cho việc học luôn hiệu quả

Không có con đường tắt nào dẫn đến thành công, nhưng có nhiều cách giúp bạn trở nên khôn ngoan hơn trong học tập.

1. Điều chỉnh suy nghĩ của bản thân

Học tập tất nhiên luôn cần phải có cảm hứng, nhưng nhiều người lại quá phụ thuộc vào nó, và thay vì thay đổi bản thân lại luôn đổi lỗi cho ngoại cảnh. Ví dụ: Vì vẫn thường hay học trong một môi trường yên tĩnh, đột nhiên xung quanh ồn ào hơn một chút và bạn cảm thấy bị “mất hứng” học. Và ngay cả khi tiếng ồn đó mất đi thì “hứng học” của bạn vẫn không thể quay trở lại và bạn bỏ buổi học luôn.

Đó là một trong những biểu hiện của việc bạn phụ thuộc qua nhiều và ngoại cảnh. Trong trường hợp này, thay vì trách móc và chờ đợi sự thay đổi của ngoại cảnh thì bạn nên thay đổi suy nghĩ của bản thân. Như trong tình huống trên, thay vì đợi ngoại cảnh trở lại bình thường, bạn hãy thay đổi suy nghĩ của bản thân để thấy sự thay đổi này cũng rất thú vị và biết đâu nó lại mang đến những hiệu quả không ngờ.

Trong thực tế, mọi việc không đơn giản như vậy, nhưng hãy luôn tâm niệm: thay vì chờ đợi sự thay đổi từ bên ngoài, hãy tự thay đổi từ bên trong để thích nghi với sự thay đổi. 

2. Tránh “ôm” nhiều môn học trong một thời gian ngắn

Bạn có để ý sự thay đổi về số lượng các môn trong một buổi học giữa bậc đại học và các bậc học dưới? Ở các cấp học dưới một buổi học thường có từ 4 đến 6 môn. Nhưng ở đại học, một buổi thường chỉ giao động từ 1 đến 3 môn. Nguyên nhân là vì khối lượng kiến thức ở đại học lớn và khó hơn ở các cấp dưới. Việc học nhiều môn cùng lúc sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và hiểu.

Từ đó ta có thể nhận ra, để học tốt và hiệu quả thì không nên “ôm” quá nhiều môn trong một khung thời gian ngắn. Việc nghiên cứu học tập một môn tại một thời điểm sẽ làm giảm sự pha trộn nội dung các chủ đề với nhau và tránh sự nhầm lẫn. Tất nhiên, bạn cũng không nên học một môn trong thời gian quá lâu, điều này khiến cho não bộ thấy nhàm chán và không thể tiếp thu hiệu quả. Hãy phân bổ thời gian và lắng nghe “bộ não” của bạn cần gì và muốn gì.

3. Cố gắng lưu lại những điều không có trong sách

Có rất nhiều điều bạn cần phải biết cho các kỳ thi, mà chúng không nằm trong sách giáo khoa, giáo trình, nhưng lại được đưa ra trong các bài giảng hoặc ở trên lớp học. Giáo viên, giảng viên thường kiểm tra sự hiểu biết của sinh viên dựa trên những tiêu chí học tập nhất định mà đã được đặt ra từ đầu học kỳ. 

Những kiến thức trong sách giáo khoa sẽ đảm bảo cho bạn không bị điểm kém và những kiến thức liên hệ bên ngoài sẽ giúp bạn được điểm cao. Tất nhiên, hiện nay vẫn còn có những thầy cô “bảo thủ” không chấp nhận những gì ngoài sách vở, và những khác biệt bạn đưa ra sẽ bị đánh giá thấp. Tuy nhiên, sự thay đổi đúng đắn trong tư duy sẽ giúp bạn trở thành một con người tiến bộ và thành công hơn khi đi vào thực tế.

4. Tìm kiếm những thú vị trong một buổi học nhàm chán

Bạn đã bao giờ cảm thấy chán nản ngay cả khi chưa bước vào buổi học bởi nhiều nguyên nhân khác nhau? Nếu gặp phải tình trạng như vậy một cách thường xuyên, bạn nên thay đổi bản thân. Thay vì buông xuôi ngay, hãy kiên trì vượt qua những trở ngại đầu tiên, và cố gắng tìm những điều thú vị trong buổi học. Hay trực tiếp tác động vào buổi học bằng những câu hỏi, hay những đề nghị,…

5. Xử lý những tài liệu “khó nhằn” trước

Trong một buổi học, sẽ có những điều dễ tiếp nhận và những điều khó tiếp nhận. Có nhiều người chọn giải quyết những tài liệu, kiến thức dễ trước để tìm “cảm hứng” cho những bài khó.

Nhưng khi nó không hiệu quả, hãy thử làm ngược lại. Hãy làm những việc khó trước khi giải quyết việc dễ. Vì khi mới bắt đầu buổi học, não bạn vẫn “khỏe” và có thể tư duy nhiều hơn giúp bạn dễ dàng giải quyết những bài ‘khó nhằn”, đến khi cảm thấy mệt thì bạn quay lại với những vấn đề dễ hơn, thú vị hơn sẽ giúp não bộ không bộ không bị quá tải. Điều này giống như là một cách để làm giảm tình trạng trì trệ trong các buổi học. 

Cẩm nang vàng cho việc học luôn hiệu quả 1
6. Đừng cố nhớ, hãy cố hiểu và thường xuyên “nhắc lại”

Nếu bạn không hiểu một vấn đề mà vẫn cố gắng nhớ thì mệt mỏi là điều khong thể tránh khỏi. Vì thế, hãy tìm mọi cách để hiểu vấn đề trước khi nhớ. Việc hiểu vấn đề sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn. 

Não bộ luôn phải tiếp nhận một lượng kiến thức lớn mỗi ngày. Vì thế, để kiến thức thu được ở trong não lâu hơn và in sâu hơn, bạn phải thường xuyên “nhắc lại” nó. Khi bạn thường xuyên xem lại những điều bạn cần biết, bạn sẽ tự nhiên có thể ghi nhớ chúng.

7. Học có trọng tâm và không có nhồi nhét

Đùng cố gắng nhớ hay học thuộc tất cả các vấn đề kiểu từ A đến Z. Hãy học thông minh hơn bằng cách chọn lọc những điều tọng tâm. Nói một cách ngắn gọn hơn là hãy học sâu trước khi học rộng, hãy khái quát bài học thành những kiến thức cơ bản nhất, cụ thể nhất để hiểu các vấn đề đưa ra. Sau khi đã hiểu thấu đao vấn đề, nắm vững vấn đề thì hãy tiếp tục đào sâu hơn, mở rộng hơn vấn đề đó.

Có vô số những điều quan trọng đáng để học và nhớ, mà cuộc sống của bạn chỉ có hạn. Vì thế, hãy cố gắng chọn lọc những điều đáng để học và nhớ, khi mệt mỏi, hãy có phương pháp nghỉ ngơi hợp lý.

8. Luôn tư duy và suy nghĩ

Hãy luôn tư duy và đặt câu hỏi mỗi ngày. Việc học hành trên lớp và tự học là đương nhiên nhưng kể cả những hành động khác tưởng như ngoài việc học, bạn vẫn có thể học. 

Ví dụ: bạn đang trong kì nghỉ và có một chuyến đi du lịch. Thay vì vùi đầu vào ăn uống, cười nói thì bạn có thể quan sát nhiều hơn, đặt câu hỏi nhiều hơn. Những việc này không những không khiến chuyến du lịch mất vui mà ngược lại nó làm cho chuyến đi thêm thú vị hơn.
 
Theo
 Hiến Nguyễn / MASK Online

Tuyển sinh 2015: Xuất hiện nhiều tổ hợp môn thi... lạ

Phương án tuyển sinh năm 2015 nhiều trường ĐH công bố xuất hiện những khối thi lạ, không có trong danh mục khối thi truyền thống từ trước đến nay.

Tiếng Anh đi với Toán, Hóa học

Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM trong kỳ tuyển sinh 2015 cũng xuất hiện 2 khối thi mới. Cụ thể, ngoài các khối thi truyền thống là A, A1, B, D1, trường còn có khối thi A2 với tổ hợp 3 môn Toán, Ngữ văn và Vật lý, khối B1 với tổ hợp các môn Toán, Tiếng Anh, Hóa học.

Được biết, năm 2015, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM với tuyển sinh bậc đại học sẽ dành 90% cho phương thức xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Tuyển sinh 2015: Xuất hiện nhiều tổ hợp môn thi... lạ 1Ảnh minh họa.

10% còn lại trường xét tuyển từ học bạ (đối tượng tuyển sinh là học sinh các trường chuyên cấp tỉnh, học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh; học sinh đạt giải các kỳ thi tay nghề cấp quốc gia có nghề đạt giải phù hợp với ngành đăng ký dự thi.)

Bậc cao đẳng, trường tuyển sinh thí sinh trên toàn quốc, đã tốt nghiệp THPT với 50% chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT và 50% chỉ tiêu xét tuyển từ học bạ.

Ngữ văn, Lịch sử kèm Ngoại ngữ

Đặc biệt, trường ĐH Mở TP.HCM năm 2015 có 2 khối mới là khối O và O1. Theo đó, khối O1 gồm tổ hợp 3 môn Ngữ văn, Lịch sử và Tiếng Anh; khối O gồm Ngữ văn, Lịch sử và Ngoại ngữ (gồm Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật).

Ngoài sự khác biệt về khối thi, phương thức tuyển sinh của trường ĐH Mở TP.HCM cũng tương tự với nhiều trường là dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia do các trường ĐH tổ chức.

Điểm trúng tuyển vào trường sẽ xét theo từng ngành và được xác định theo 3 nhóm.

Nhóm kỹ thuật, gồm các ngành khoa học máy tính, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ sinh học.

Nhóm Kinh tế - Quản lý gồm các ngành: Quản lý xây dựng, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Hệ thống thông tin quản lý.

Nhóm xã hội nhân văn gồm các ngành: Luật kinh tế, Xã hội học, Công tác xã hội, Đông Nam Á học; Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật.

Thí sinh không trúng tuyển vào ngành xin xét tuyển có thể được chuyển sang ngành khác còn chỉ tiêu, cùng nhóm ngành và có điểm chuẩn thấp hơn. Nhà trường có thể tổ chức nhiều đợt xét tuyển.

Trường ĐH Nha Trang cũng vừa công bố thông tin tuyển sinh năm tới với thông tin dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Chỉ tiêu dự kiến của trường vào khoảng 3.500, trong đó, 2.500 đào tạo ĐH và 1.000 đào tạo CĐ.
 
Theo Giáo Dục Thời Đại

Thầy hiệu phó gửi tâm thư cho SV về quy định mặc quần jeans

Hiện bức tâm thư của vị hiệu phó này đã được rất nhiều sinh viên trong lẫn ngoài trường chia sẻ.

Những ngày qua, quy định về việc cấm sinh viên mặc quần jeans đến trường của ĐH Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long đã thu hút rất nhiều dư luận. Khá nhiều sinh viên trở nên hoang mang và lo lắng vì cho rằng "quy định này khá kỳ lạ và không được hợp lý, trong khi quần jeans là trang phục thông dụng nhất khi đến trường của sinh viên hiện nay". Không chỉ là sinh viên, mà sau đó nhiều hiệu trưởng, đại diện của các trường cũng có những ý kiến của mình về quy định này. 

Thầy hiệu phó gửi tâm thư cho SV về quy định mặc quần jeans 1
Trường ĐH Cửu Long, nơi có quy định cấm sinh viên mặc quần jeans đi học.

Đặc biệt hơn là ngày 9/10 vừa rồi, các bạn sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ tại TP.HCM bất ngờ nhận được một bức tâm thư "Mặc để thành công" do đích thân thầy hiệu phó viết và gửi tới để nói lên ý kiến của mình. Đồng thời thầy còn trấn an các bạn sinh viên của trường sau khi nhận được rất nhiều câu hỏi, email của sinh viên về vấn đề "trường mình liệu có cấm mặc quần jeans như thế hay không?". 

Thầy hiệu phó gửi tâm thư cho SV về quy định mặc quần jeans 2
Bức tâm thư của vị hiệu phó được đăng trên trang website của trường

Nội dung bức tâm thư của thầy như sau:

"Thân gửi các bạn sinh viên,

Hiện tại, một số trường cao đẳng, đại học đang hoặc vừa áp dụng các quy tắc về trang phục đối với sinh viên. Nhiều sinh viên trường ta đã hỏi liệu sắp tới trường ta có áp dụng quy định này hay không. Thầy viết thư này để làm rõ thêm quan điểm của nhà trường về trang phục của sinh viên.

Nhà trường tôn trọng các sinh viên là những cá nhân trưởng thành, đủ năng lực suy nghĩ, đủ biết cân nhắc đúng sai và biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Vì vậy, nhà trường sẽ không đề ra những quy định cứng nhắc về trang phục đối với sinh viên mà để sinh viên quyết định nên mặc trang phục thế nào cho phù hợp.

Triết lý giáo dục của trường chúng ta là xây dựng trường thành một trường “mở” và tự do học thuật. Khái niệm “mở” ở đây là mở về học thuật, về tư duy, và cách tiếp cận và nhìn nhận vấn đề, và về cả đối thoại với sinh viên. Bởi vì chỉ có sự cởi mở và tự do trong đời sống học thuật mới có thể đưa chúng ta vượt qua các thách thức hiện tại và tối ưu hoá năng lực cá nhân. Như một phần của xu hướng “mở” này, nhà trường sẽ không “gò ép” sinh viên vào một khuôn phép nào từ góc độ trang phục sinh viên mà khuyến khích sinh viên thể hiện sở thích cá nhân, trong đó có sở thích về trang phục.

Nhà trường đề cao khái niệm “Mặc để thành công” – “Dress for Success”. Khái niệm này đòi hỏi người sinh viên phải tự chọn lựa trang phục sao cho phù hợp. Ví dụ mùa này chiều thường hay mưa và đường về nhà thường bị ngập nước thì việc chọn mặc quần short, áo thun có cổ vẫn đảm bảo được lịch sự và lại tiện lợi. Hoặc nếu hôm nay đón một vị khách quốc tế đến trường và mình nằm trong đội “Đại sứ sinh viên” – Student Ambassadors – thì việc chọn mặc quần tây, áo sơ mi, thắt một cravat trẻ trung sẽ là một chọn lựa “thành công”. Nếu hôm nay nhà trường tổ chức buổi tiệc sinh viên thì chọn lựa một váy thời trang, giày cao gót và trang điểm nhẹ sẽ tạo nên nét khác biệt. Hoặc nếu hôm nay tâm trạng thực sự không vui và không muốn “diện” đồ gì hết thì việc chọn lựa một quần jeans và áo thun bình thường và dép lê đi học cho thoải mái thì cũng là một chọn lựa chấp nhận được mà sẽ không ai phê bình bạn cả.

Thầy hiệu phó gửi tâm thư cho SV về quy định mặc quần jeans 3
Quy định này đã khiến khá nhiều sinh viên từ các trường khác lo lắng theo.

Nhà trường không cho rằng việc mặc quần jeans, áo không cổ là thể hiện sự thiếu nghiêm túc. Nhà trường không tin rằng mặc áo dài hay đi dép có quai hoặc mặc đồng phục là cần thiết để biến một ngôi trường thành môi trường nề nếp và tiến bộ. Nhà trường cũng không tin rằng việc áp đặt quan điểm về trang phục của những người quản lý lên sinh viên, những cá nhân trưởng thành, là một điều đúng.  

Nhà trường tin rằng tự do cá nhân cần phải được tôn trọng, đề cao. Nhà trường tin rằng chúng tôi tôn trọng các bạn và sự lựa chọn của các bạn, các bạn cũng sẽ tôn trọng nhà trường và có cách hành xử đúng đắn.

Rất mong thư này sẽ giải tỏa được phần nào những thắc mắc của sinh viên trong thời gian gần đây liên quan đến vấn đề quy định trang phục sinh viên.

Chúc các bạn thành công!

Trân trọng,

Phó Hiệu trưởng Nguyễn Quang Anh Chương"

Hiện bức thư này đã được rất nhiều sinh viên trong lẫn ngoài trường chia sẻ. Hầu hết các bạn nhận xét rằng vô cùng hài lòng với cách nghĩ và những chia sẻ của thầy Chương. Chính bức tâm thư này của thầy, đã giúp các bạn an tâm hơn trong thời điểm mà mọi sinh viên đều đang lo lắng về chiếc quần jeans của mình.
 
 
Theo
 MASK Online

7 bí quyết giúp bạn trở thành “nhà lãnh đạo” của tập thể

Để trở thành lãnh đạo đã khó, để trở thành một người lãnh đạo được nể phục lại càng khó hơn. Vậy cần phải làm thế nào, có những phẩm chất gì để bạn trở thành một nhà lãnh đạo tốt và được nể phục?

1. Là một người có tầm nhìn và trách nhiệm

Tầm nhìn và trách nhiệm chính là hai phẩm chất quan trọng bạn cần phải có và phải tập luyện nếu bạn muốn trở thành lãnh đạo của một tập thể. Bạn phải là người “nhìn xa trông rộng” và có khả năng dẫn dắt những người khác đạt đến tầm nhìn ấy. Bạn không nên tạo khoảng cách quá xa so với những thành viên khác trong tập thể, ngược lại, phải gần gũi, thấu hiểu và phải biết tôn trọng người khác bằng cách tạo điều kiện để họ tham gia giải quyết các vấn đề của tập thể. Những ý tưởng sáng tạo, tư duy phản biện và mọi sự góp ý đều phải được trân trọng và lắng nghe. 

2. Phong cách và tạo ra bầu không khí thoải mái

Để trở thành một lãnh đạo tốt, bạn cần duy trì không khí làm việc, học tập của tập thể ở mức gần gũi nhất có thể. Sự gần gũi sẽ giúp nảy ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Một bầu không khí như thế có thể được tạo dựng bằng nhiều cách như: tổ chức các buổi liên hoan nhỏ, tổ chức những buổi họp không chính thức hay tổ chức đi chơi định kỳ…

Trong bầu không khí thân thiện ấy, bạn cũng cần phải có một phong cách gần gũi và truyền được tư tưởng đó cho mọi người. Trong một tập thể, đừng để những khoảng cách về ăn mặc, nói năng, hay những thứ vật chất được tạo ra.

3. Những quyết định chính xác

Để duy trì được uy tín của mình, bạn phải là người nói được và làm được. Bạn nói rất hay và có lí, nhưng nếu bạn làm không ra gì thì chắc chắn những thành viên khác trong tập thể sẽ không nể phục bạn. Chính vì vậy, ngoài việc nói tốt, bạn cần có những quyết định chính xác để hoàn thành những công việc quan trọng, đưa tập thể tiến lên và đảm bảo quyền lợi cho tập thể.

7 bí quyết giúp bạn trở thành “nhà lãnh đạo” của tập thể 1
4. Dám thay đổi và nhận lỗi

Không ai là hoàn hảo và bạn cũng có lúc bị mắc lỗi, vì thế hãy biết thay đổi và nhận lỗi khi có vấn đề xảy ra. Sự nhìn nhận khách quan không khiến bạn bị “xấu mặt” mà ngược lại, sẽ giúp bạn được lòng mọi người hơn. Bạn sẽ chẳng thể dạy bảo ai nếu bạn không gương mẫu. 
 
5. Biết tạo cảm hứng và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi

Một nhà lãnh đạo không thể áp đặt tập thể theo kiểu: “Các bạn phải làm thế này”, “các bạn chỉ việc làm theo tôi”,… Mà phải là “chúng ta phải làm thế nào?”, “Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng…”. Sự áp đặt sẽ khiến nguồn cảm hứng của mọi người tắt lịm và uy tín của người lãnh đạo cũng đi xuống. Vì vậy, hãy “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. 

Một nhà lãnh đạo phải biết chấp nhận sự thay đổi. Người lãnh đạo không nhất thiết cứ phải là người giỏi nhất, bạn phải chấp nhận có người vượt qua mình. Không phải vì bạn là lãnh đạo và bạn tìm mọi cách không cho ai vượt qua mình. Để trở thành một lãnh đạo tốt, bạn phải biết tạo sự cạnh tranh để tập thể phát triển, phải tạo cơ hội cho những sự tiến bộ, sáng tạo. 

6. Luôn tạo sự mới mẻ và năng động

Hãy mạnh dạn phá bỏ những truyền thống lâu đời của tập thể để có những thay đổi mới. Lớp học đang nhàm chán bởi sự xa cách của mọi người, nếu là lãnh đạo tốt, bạn sẽ có những phong trào để khuấy động và tạo sự gần gũi cho cả lớp.

Đừng mãi chỉ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn mà hãy chú ý cả việc tổ chức các cuộc thi, vui chơi cho cả lớp, như: thi hát, thi nhảy, thi thể thao… với tinh thần “vui là chính” sẽ giúp các thành viên hiểu nhau hơn. Thường xuyên họp mặt lớp để tìm ra các phương pháp, phương án đổi mới tập thể, làm mới lớp học, nơi làm việc sẽ giúp mọi người phá bỏ sự khép kín trở nên năng động hơn. Đồng thời cũng giúp bạn khẳng định thêm uy tín.

7. Là người “đứng mũi chịu sào”

Phẩm chất cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo, đó là khả năng “đứng mũi chịu sào”. Với rất nhiều người, việc trở thành lãnh đạo là để hưởng những quyền lợi và ưu tiên. Điều đó không có gì sai, nhưng nếu bạn là một lãnh đạo tốt thì cần phải biết cả việc đứng lên chịu trách nhiệm khi tập thể có lỗi. Người lãnh đạo phải là người đứng lên gánh vác sức nặng của tập thể và kéo tập thể đứng lên sau thất bại. Một lãnh đạo chỉ biết chăm chăm đổ lỗi, rồi trách móc các thành viên khác sẽ không được mọi người kính trọng.
 
Theo
 Hưng Nguyên / MASK Online

Nữ thủ khoa thất nghiệp làm thợ mộc

Cánh cửa ĐH, tấm bằng thủ khoa là niềm tự hào, niềm hy vọng về tương lai của cử nhân thì khi ra trường, nó lại trở thành gánh nặng tâm lý.

Cánh cửa ĐH, tấm bằng thủ khoa là niềm tự hào, niềm hy vọng về tương lai của cử nhân thì khi ra trường, nó lại trở thành gánh nặng tâm lý. 
Với nhiều người lao động, hai từ “may rủi” là yếu tố quyết định trong con đường mưu sinh của mình. Thế nhưng “may rủi” có phải là tất cả khi có những người có những tấm bằng đại học, thậm chí đã từng nhận những tấm bằng danh dự, những tấm bằng khen của Chủ tịch nước nhưng đến lúc này, họ vẫn chưa có được công việc như mơ ước.

Sau đây là câu chuyện của một cô bé thủ khoa hiện nay làm thợ mộc:


 
Theo VTV Thời sự

6 dấu hiệu của một nhóm học tập tốt

Việc học nhóm sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, đặc biệt là cải thiện kiến thức cho các thành viên với nhau. Tuy nhiên việc duy trì nhóm như thế nào để học hành tốt nhất mới là vấn đề.

Dưới đây sẽ là 6 dấu hiệu để bạn kiểm tra xem, nhóm của mình có thật sự đang duy trì tốt hay không?

1. Mọi người đều vui vẻ

Mọi người đều vui vẻ, thân thiết và có mối quan hệ tốt với nhau sẽ làm nên một nhóm học tập tốt. Vì thân thiết với nhau, mọi người có thể nói lên tất cả những ý tưởng, suy nghĩ của riêng mình và có những nỗ lực riêng vì lợi ích của cả nhóm. Không ai thích học tập với những người có tính cách, ý tưởng trái ngược với mình. Và việc cư xử tốt với nhau, tôn trọng nhau cũng là những yếu tố hàng đầu để cùng hợp tác và học tập với nhóm trong thời gian dài. 

2. Mọi người sẵn sàng hợp tác

Tất nhiên, mỗi thành viên trong nhóm học có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên, lý tưởng nhất là mỗi thành viên trong nhóm đều có tinh thần sẵn sàng giúp đỡ nhau bất cứ lúc nào. Như thế mới có thể bù đắp những khuyết điểm của nhau.

3. Mọi người luôn có mặt thường xuyên

Mỗi người đều có lịch trình và hoạt động riêng, tuy nhiên các thành viên trong một nhóm học tập tốt thường có mặt thường xuyên và liên tục trong những buổi họp nhóm của mình. Mục đích của học nhóm là cùng làm bài tập được giao và làm cho mỗi thành viên trong nhóm học tập tốt hơn. 

4. Học nhóm mang lại tác dụng tích cực cho tất cả mọi người

Nếu một số thành viên trong nhóm thấy học nhóm thật hiệu quả, một số khác lại không thì đây không phải là một nhóm học tốt. Mọi người nên đóng góp kiến thức, kỹ năng của bản thân để xây dựng một nhóm học tập hiệu quả, thay vì chỉ mang lại lợi ích cho một vài cá nhân.  

6 dấu hiệu của một nhóm học tập tốt 1
5. Bạn cảm thấy vui vẻ sau buổi họp nhóm

Nếu bạn có một nhóm học tập đạt hiệu quả tích cực thì bạn sẽ biết sau cuộc họp nhóm. Bạn sẽ hiểu biết tốt hơn về bài tập, tiết kiệm thời gian cho mình và có thể rất yêu thích những buổi họp nhóm. Ngược lại, nếu bạn kết thúc buổi họp nhóm mà thấy buồn bã, chán nản và lãng phí thời gian, bạn nên tìm một nhóm học tập khác xem sao. 

6. Nhóm học tập tiết kiệm thời gian

Thời gian thường là vô giá với bất cứ ai và quản lý thời gian có thể là một trong những thách thức lớn nhất phải đối mặt với sinh viên đại học. Nếu bạn chỉ mất khoảng 1-2 tiếng trong buổi họp với một nhóm học tập, đây là một nhóm học tập tiết kiệm thời gian. Nếu nhóm nghiên cứu của bạn giúp bạn xử lý những vấn đề khúc mắc của bạn trong một thời gian ngắn và ngược lại, bạn cũng giúp bạn bè hiểu ra vấn đề một cách nhanh chóng và như thế là bạn đã có một nhóm học tập tốt và nên gắn bó.
 
Theo
 Quỳnh Trang / MASK Online

Những điều chỉ có thể làm ở thời học sinh

Thời học sinh có thể nói là một khoảng thời gian vô tư đáng yêu nhất của bất kì ai đã một lần trải qua, một lần sống cùng bạn bè với những trò nghịch ranh, quậy phá đúng chất học trò.
Những điều chỉ có thể làm ở thời học sinh

Và bây giờ, khi đã bước qua cái thời mỗi ngày “ngồi mài đủng quần” trên ghế nhà trường, được làm những thứ mình thích tùy ý, thì nhìn lại, sẽ có những điều mà chỉ có thể là học sinh mới có thể làm được. CùngYAN News xem thử nhé.
“Hội những bạn trẻ hay bị chép phạt”
Chép phạt - một cụm từ không thể bỏ qua khi còn là học sinh. Những lần quên học bài và hôm sau vô tình thầy cô lại gọi đúng tên lên trả bài miệng, chắc chắn sẽ khó mà thoát khỏi cảnh được “ưu ái” chép phạt vài chục lần “cho nhớ” và kèm cả đưa tên lên sổ đầu bài “ngồi chễm chệ” chắc hẳn sẽ không thể quên được. Cuối năm học, nếu “hội những bạn trẻ hay bị chép phạt” tụm lại đóng góp giấy chép phạt chắc chắn sẽ thu được một “thành tích” kha khá luôn đấy chứ nhỉ. Và thừa nhận đi, chắc chắn bạn sẽ không khỏi phì cười khi nhớ đến một thời “hoành tráng” này phải không nào.
Những điều chỉ có thể làm ở thời học sinh
“Nào ta cùng bùng tiết”
Hmmm, có ai chưa từng 1 lần rủ rê bạn bè cúp học không nhỉ? Dù biết điều đó là sai nhưng chẳng thể phủ nhận cái “khoái” của việc trong khi bạn bè đang cắm mặt vào sách vở thì mình lại được vi vu ngoài đường, hay chui vào 1 quán net nào đó. Nhưng sau khoảng thời gian “sung sướng” ấy thì … ten tèn …
Những điều chỉ có thể làm ở thời học sinh
“Ê, chuyền giùm tao”
Thử tưởng tượng đang chăm chú lắng nghe bài giảng, cứ chốc chốc lại có bàn tay khều vai kèm theo 1 tờ giấy. Và thế là ta bỗng dưng trở thành người đưa thư bất đắc dĩ. Nhưng nào chỉ 1 lần là xong, đã có thư đi thì lẽ dĩ nhiên phải luôn có “hồi âm”. Cứ liên tục như thế cho đến hết tiết, lúc ấy bực phát điên lên được ấy chứ. Nhưng giờ thời đại công nghệ phát triển, ai cũng được trang bị 1 chiếc điện thoại di động nên lắm lúc cũng thèm lắm 1 lần được khều vai, phải không?
“Mối tình đầu của tớ là…”
Bất ngờ một ngày tim rung rinh với cô bé lớp bên, hay tự nhiên lại say nắng thằng bạn cùng bàn khó ưa ngày nào… đó là những tình cảm chắc chắn đến sau này bạn sẽ khó mà cảm nhận lại được. Say nắng tuổi học trò là tim rộn ràng muốn bật khỏi lồng ngực khi thấy nụ cười của ai đó, là những trò tỏ tình ngây thơ và sự vô tư trong những lần hò hẹn chóng vánh sau buổi học… Lớn rồi, có say nắng hay cảm tình ai, cũng sẽ khó mà vô tư chạy đến bên cạnh người ta rồi nghẹn ngùng đưa tờ giấy “Bạn ơi cho tớ làm quen” nữa.
Những điều chỉ có thể làm ở thời học sinh
“Chào cờ đầu tuần”
Ngày còn đi học, nói thật là ai cũng “ngán đến tận cổ” cái giờ này. Cả trường im phăng phắc (ai từng nhúc nhích thì nhận đi nha), chỉ còn duy nhất tiếng nhạc cùng những giai điệu hào hùng của bài hát Quốc Ca.  Nhưng khi lên đại học và đặc biệt là lúc ra trường rồi, không biết làm sao để tìm lại được cái cảm giác trang nghiêm ấy.
“Đến giờ vi tính rồi, chơi game thôi”
Phải thừa nhận là dù ở nhà đã có sẵn máy nhưng cứ đến giờ học vi tính là đứa nào cũng hí hửng vì được chơi game. Mà cũng có phải game online hay ho gì đâu chứ, chỉ là mấy trò đặt bom hay xếp bài được cài sẵn trong máy mà cũng đủ khiến lũ học trò “phát cuồng”
“Giám thị tới kìa, chạy bây ơi”
Nếu ví thầy/ cô giám thị như 1 bộ phim thì hơn 90% sẽ cho rằng đó là “phim kinh dị”. Áo lá ngắn quá quy định, mời phụ huynh. Tóc nhuộm màu, cũng mời phụ huynh. Quần áo, cặp xách, giày dép không theo nội quy, mời phụ huynh nốt. Ôi, cuộc sống thật là khó khăn !!!
Thế nhưng, ra trường rồi mới lại thấy nhớ và them lắm cái những cái “quan tâm đến tận kẽ răng” của các thầy/cô giám thị phải không nào.  
Những điều chỉ có thể làm ở thời học sinh
“Thầy cô mất luôn tên riêng”
À ừm, thành thật mà nói thì chúng mình hiếm khi nhớ nỗi tên các thầy cô trong trường bởi đã quen “nhận diện” bằng tên môn học mà thầy cô giảng dạy, nhỉ? Chỉ cần hỏi “Ê, cô Hoa hôm nay cho lớp tao đề khó quá mày ơi” là sẽ lập tức nhận được ngay câu trả lời “Cô Hoa là cô nào mày? Phải cô Sử không?”.
Thầy cô có lẽ cũng biết rõ điều này nhưng chẳng ai trách chúng mình cả, bởi cái tên mới ấy nghe cũng … đáng yêu và đầy cá tính. Và thế là cứ truyền thống gọi tên mà cô Địa, thầy Sử, cô Anh, thầy Toán xuất hiện nhan nhản dù đôi lúc chính các “tác giả đặt tên” cũng  không hề biết “cô Địa” này có phải là “cô Địa” kia hay không.
“Sổ liên lạc thần thánh”
Đến hẹn lại lên, cuối mỗi tháng sẽ lại xuất hiện cảnh tượng quen thuộc: giáo viên chủ nhiệm gọi tên và lần lượt từng đứa bước đến nhận “tấu chương”. Mà cũng chẳng cần nhìn sổ, cứ thấy đứa nào vừa đi vừa nhăn nhở cười, mặt hất lên song song với trần nhà thì y như rằng tháng ấy nằm trong top của lớp. Chỉ khổ thân “những thành phần trung thành” lúc nào cũng “đội” khư khư cái sổ chẳng chịu buông. Cái cảm giác hồi hộp ấy, giờ nhớ lắm mà chẳng bao giờ có được nữa …
Những điều chỉ có thể làm ở thời học sinh
Những năm tháng tuổi trẻ rồi cũng sẽ qua, có những điều qua đi, cũng có những điều sẽ luôn còn mãi trong tâm trí mỗi người, và thời học sinh cùng những trò nghịch ranh của tuổi học trò chắc chắn sẽ luôn là những kỉ niệm mà bất kể khi nào chợt nhớ về, mỗi chúng ta sẽ có thể nhoẻn miệng cười và nhủ thầm rằng: “Tôi đã từng có một thời học sinh đáng nhớ đến thế đấy”

Những trường Đại học danh tiếng nhất Châu Âu mà ai cũng muốn được vào học

Nếu có điều kiện, bạn thật sự nên đến những ngôi trường ldanh tiếng này để du học






1. Đại Học Oxford, Anh Quốc
Đại học Oxford mở cửa vào năm 1096, và đến nay vẫn luôn xứng danh là một trong những đại học lâu đời và danh tiếng bậc nhất Châu Âu. Đây là nơi học viên có thể nhận các bằng cấp thuộc rất nhiều các lĩnh vực chuyên sâu như Kinh Doanh, Khoa học Xã hội, Nghệ Thuật, Ngôn Ngữ, Văn Hóa và Y Học.
Bên cạnh đó trường Oxford đã được Nữ Hoàng trao tặng giải thưởng giáo dục chín năm liên tiếp. Oxford là lựa chọn hàng đầu cho các học sinh trên khắp thế giới.
2. Đại Học Hamburg, Đức
Đại Học Hamburg có đội ngũ nhân viên và giáo viên tới 5000 người và gần 38000 sinh viên. Hamburg được xem là trường Đại học lớn nhất của Đức. Những ngành mà bạn có thể học ở đây là Kinh tế, Luật, Khoa Học Tự Nhiên, Y Học, Tin Học và Khoa Học Xã Hội. Chưa kể, cơ sở vật chất hiện đại và được đầu tư bậc nhất ở Hamburg khiến bất cứ học sinh sinh viên nào cũng sẽ “ngất ngây” khi lần đầu nhìn thấy.
3. Đại Học Politécnica De Madrid, Tây Ban Nha
Tuy cơ sở vật chất cũng đã lâu đời, nhưng ngôi trường này vẫn là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới với 3000 giáo viên, nhân viên và 38000 sinh viên. Đây là nơi mà nhiều nhà khoa học lẫn bác sĩ hàng đầu thế giới từng "mài quần trên ghế giảng đường".
4. Đại Học Degli Studi Di Bologna, Ý
Đây cũng là một trong các trường đại học lâu đời nhất và đóng vai trò vô cùng quan trọng cho nền văn hóa Châu Âu. Với đội ngũ nhân viên và giáo viên tới 5000 người và 45000 sinh viên. Bên cạnh đó họ còn có tới 98 loại bằng cấp. Trong đó nổi tiếng nhất là ngành Nghệ thuật và Khoa học công nghệ.
5. Đại Học Kinh tế và Chính trị học, Anh Quốc
Được thành lập vào năm 1895, nơi đây giảng dạy chuyên sâu vào những ngày khác đặc biệt của nhóm ngành khoa học xã hội như: Tội phạm học, Tâm lí xã hội, Nhân chủng học, Xã hội học,….Nơi đây là nơi đã đào tọa ra 35 vị lãnh đạo của thế giới và 15 người chiến thắng giải Nobel về hòa bình, văn học và kinh tế.
6. Đại Học Wien, Áo
Được thành lập vào năm 1365, đây là trường đại học nói tiếng Đức lâu đời nhất thế giới và là trung tâm nghiên cứu lớn nhất Austria. Có tới 90 cơ sở của trường nằm ở nhiều nơi trên đất nước. Với đội ngũ giáo,nhân viên tới 5000 người và 45000 sinh viên. Đây là một nơi được nhiều sinh viên ao ước tới học.
7. Đại Học Cambridge, Anh Quốc
Được thành lập vào năm 1209 cùng với đội ngũ giáo, nhân viên 3000 người và 25000 sinh viên. Cambridge là một trong những Đại học danh tiếng hàng đầu thế giới. Nơi đây đã đào tạo cho thế giới 89 người thắng giải Nobel. Bên cạnh đó, Cambridge là trường có tỉ lệ tốt nghiệp cao nhất Anh Quốc.

8 điểm đến lý tưởng nếu bạn muốn du học ở nước ngoài

Đi du học sẽ giúp bạn có thêm cơ hội để học một ngôn ngữ mới, làm quen với một nền văn hóa mới, và có những trải nghiệm mới. Vì vậy, nếu bạn đã quyết định sẽ đi du học, bạn sẽ đi đâu?

1. Vương quốc Anh

Anh luôn là một lựa chọn phổ biến cho sinh viên khi chọn nơi để du học. Sống ở London có thể là giấc mơ cuối cùng cho nhiều sinh viên đại học bởi ở đây có rất nhiều trường đại học danh tiếng phủ khắp nước Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland. 

Chi phí sinh hoạt London khá cao nhưng cuộc sống ở London quả thực là nhiều hơn giá trị đó. 

8 điểm đến lý tưởng nếu bạn muốn du học ở nước ngoài 1

2. Ý

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, hoặc chỉ đơn giản là để thưởng thức nền ẩm thực và văn hóa tuyệt vời thì Ý là một điểm đến lý thú cho bất kỳ du học sinh nào. 

Còn Rome là sự lựa chọn rõ ràng cho những ai yêu lịch sử và khung cảnh cổ điển, lãng mạn. Hay Florence là nơi lý tưởng cho các bữa tiệc và lãng mạn. 

3. Úc

Sự thoải mái, năng động của Úc sẽ là địa điểm mà các du học sinh thường tìm kiếm và đánh giá cao. Úc có nhiều trường đại học tốt và chất lượng cuộc sống ở đây rất tuyệt vời. Đồng thời, đây cũng là điểm đến hoàn hảo cho những người yêu thích hoạt động xã hội. 

Úc là một trong những nước đô thị hóa nhất trên thế giới, và vì vậy cuộc sống thành phố rất tiện nghi và vui vẻ. Melbourne và Sydney là hai thành phố tốt nhất để học tập, lẫn vui chơi khi có thời gian rảnh rỗi. 

4. Pháp

8 điểm đến lý tưởng nếu bạn muốn du học ở nước ngoài 2
Nhiều sinh viên đại học đã rất ấn tượng với phong cách sống và ẩm thực tại Pháp. Học tiếng Pháp cũng rất hữu ích, bởi vì tiếng Pháp là một ngôn ngữ kinh doanh quan trọng. Cho dù bạn thích sự hoa lệ và nét cổ điển hay một thành phố như Grenoble với một nét duyên dáng, cổ kính, bạn có thể tìm thấy ở Pháp một nơi du học lý tưởng.  

5. Đức

Đức tự hào có lễ hội nổi tiếng thế giới Oktoberfest, Munich là một trong những thành phố có cảnh đẹp nhất châu Âu với những bữa tiệc nhỏ kéo dài cho đến sáng. Hơn nữa, Đức tự hào có một số trường đào tạo kỹ thuật tốt nhất trên thế giới, chẳng hạn như Volkwagen, Allianz và Siemens, với những cơ hội thực tập tuyệt vời cho sinh viên.

6. Cộng hòa Séc

Một điểm đến phổ biến cho học sinh là Prague, một thành phố xinh đẹp với nền văn hóa tuyệt vời và con người thân thiện. Prague là khu vườn của bia, quán bar sôi động và những lâu đài tuyệt đẹp chắc chắn sẽ lôi cuốn bạn. Đó cũng là trung tâm của châu Âu, vì vậy, khi đến đây bạn sẽ mau chóng lập một kế hoạch hoàn hảo cho một số chuyến đi đến các nước khác vào ngày nghỉ của mình.

7. Ai-len

8 điểm đến lý tưởng nếu bạn muốn du học ở nước ngoài 3
Ai-len có một thế giới của văn hóa và truyền thống. Đi bộ xuống các đường phố xinh đẹp của Dublin giữa người biểu diễn nhạc sống và ghé vào một trong những quán bar ở đây. Các trường đại học của Ireland có cách quản lý sinh viên rất khoa học cũng như bầu không khí thân thiện.

8. Canada

Hãy tưởng tượng và kết hợp New York với một chút Las Vegas, bạn sẽ bắt đầu thấy mình đang sống trong thành phố xinh đẹp Montreal - Canada. Đó là một thành phố với những lễ hội lớn được cả thế giới công nhận, đó là lễ hội hài kịch lớn nhất thế giới Just For Laughs và Liên hoan nhạc Jazz Montreal. Canada cũng cung cấp cho bạn môi trường học tập và giao thoa văn hóa tuyệt vời. Vì người Canada là những người thân thiện nhất trên thế giới.
 
Theo
 Quỳnh Trang / MASK Online